Social Media là gì? Nó có những đặc tính và chức năng như thế nào? Nó có phải là các trang mạng xã hội? Ngành marketing tận dụng được những gì từ Social Media? Tất tần tật mọi thông tin đều sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây. Mời bạn đọc cùng theo dõi.
Tổng quan về Social Media
Cụm từ Social Media xuất hiện phổ biến ở khắp mọi nơi trong xã hội hiện đại. Thế nhưng nhiều người vẫn còn mường tượng và nhầm lẫn về khái niệm này. Chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về Social Media bằng cách giải thích cụ thể và rõ ràng bên dưới.
Social Media là gì? Marketing trên nền tảng Social Media là gì? |
Social nghĩa là gì?
Trong Tiếng Anh, từ Social có nghĩa là những gì mang tính chất xã hội. Xã hội ở đây là tập hợp tất cả sinh vật, con người. Trong xã hội sẽ bao gồm nhiều cộng đồng có cùng sở thích, quan điểm giống nhau. Chẳng hạn như cộng đồng những người yêu âm nhạc, cộng đồng người chia sẻ kiến thức cuộc sống, khoa học,...
Nhiều cộng đồng sẽ tạo thành một xã hội muôn màu muôn vẻ, đầy đủ sắc thái. Tuy nhiên, trong cụm từ Social Media thì từ Social được dùng với nghĩa nhỏ hơn, là đại diện cho một nhóm, một cộng đồng nhất định.
Media nghĩa là gì?
Từ Media là từ Tiếng Anh mang ý nghĩa là phương tiện truyền thông, dùng để truyền tải thông tin và dữ liệu đến người dùng. Media giúp con người trong xã hội dễ dàng kết nối, chia sẻ. Trong cuộc sống có nhiều phương tiện truyền thông tồn tại như báo giấy, tivi, đài phát thanh, báo mạng, website, ứng dụng,...
Social Media được hiểu như thế nào?
Từ hai khái niệm riêng lẻ trên, chúng ta có thể suy ra khái niệm của Social Media như sau:
Social Media là các nền tảng truyền thông đa chiều |
- Là phương tiện truyền thông mang tính chất xã hội
- Được phát hành trên nền tảng internet
- Lan tỏa rộng rãi, đưa thông tin đến rất nhiều người
- Cho phép người dùng tương tác, giao lưu, chia sẻ với nhau
- Social Community - Phương tiện truyền thông cộng đồng xã hội: Hay được hiểu đơn giản chính là mạng xã hội như các trang Facebook, Instagram, Twitter, Lotus,...Phương tiện này cho phép người dùng kết nối, chia sẻ, tương tác, phát triển mối quan hệ, thể hiện cá tính,...
- Social Publishing - Phương tiện truyền tải nội dung: Đây là những trang web, blog, microsite,...được dùng để đăng tải hình ảnh, tài liệu, video, audio, tin tức,...Môi trường này thiên về truyền tải thông tin một chiều có mục đích của người quản trị web.
- Social Commerce - Quảng bá và bán hàng: Người dùng sử dụng các phương tiện mạng xã hội để quảng bá thương hiệu và bán hàng. Hiện nay, các cá nhân và doanh nghiệp tận dụng Social Commerce ngày càng nhiều.
- Social Entertainment - Môi trường giải trí mạng: Là những trang mạng cho phép người dùng vui chơi, giải trí như chơi game, nhảy múa livestream, ca hát,...Ví dụ như trò chơi Pokemon Go cho phép người chơi tương tác trên điện thoại thông minh.
Phân biệt Social Media với những thứ tương tự
- Người ta nghĩ rằng Social Media là các thứ như báo giấy, thời sự tivi, phát thanh,...Những cái này chỉ là Media, không phải Social Media, nó không đáp ứng được yếu tố tương tác xã hội. Vì chúng chỉ mang tính chất truyền tải thông tin một chiều. Người nhận thông tin không thể tương tác trực tiếp với người phát ra thông tin.
- Bên cạnh đó, lại có một số người cho rằng Social Media chính là mạng xã hội (Social Network). Thực chất thì mạng xã hội chỉ là một phần nhỏ của Social Media. Nó nằm trong nhóm đầu tiên - Social Community đã được nhắc đến ở trên. Social Media còn bao gồm những thứ có trong 3 nhóm còn lại.
Mạng xã hội chỉ là một phần nhỏ của Social Media |
Đặc trưng của Social Media
- Thông tin được truyền tải nhanh chóng: Chỉ cần một cú click chuột là người dùng ở khắp nơi trên thế giới đều có thể nắm bắt được thông tin giống nhau tại cùng một thời điểm.
- Lượng thông tin khổng lồ nhưng không hoàn toàn xác thực: Bất cứ ai cũng có thể đưa thông tin lên mạng, không phải thông tin nào cũng có tính chính xác. Điều này gây ra nhiều hiểu lầm lan truyền rất nguy hiểm.
- Sự tương tác của người dùng rất dễ dàng và hiệu quả: Truyền thông đa chiều, tạo cơ hội cho tất cả mọi người tự do bày tỏ quan điểm cá nhân. Tương tác xã hội ảo mạnh mẽ mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng có khá nhiều hiểm nguy tiềm ẩn.
- Sức mạnh của đám đông tương tác vô cùng lớn: Sức mạnh đám đông là cụm từ mà ai cũng đều nghe qua một lần. Nó tạo ra sự ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tùy thuộc vào đám đông cùng quan điểm về vấn đề gì.
Social Media có nhiều đặc trưng quan trọng |
Marketing hiệu quả cùng Social Media
Xây dựng thương hiệu
- Tìm kiếm, kết nối đúng với đối tượng tiềm năng của mục tiêu marketing.
- Lên kế hoạch phát triển nhân diện thương hiệu bằng nội dung như bài viết, video, graphic, logo, slogan, tên thương hiệu,...trên các kênh chính của thương hiệu cũng như các kênh diễn đàn, hội nhóm,...
- Định hình được giá trị của sản phẩm, dịch vụ trong tâm trí của khách hàng tiềm năng.
- Thương hiệu trên các kênh Social Media cần phải nhất quán, từ mạng xã hội đến website, kênh youtube, blog,...đều phải ấn định cùng thương hiệu.
- Chia sẻ, lan tỏa, làm cho càng nhiều người tiếp cận với thương hiệu của mình càng tốt.
Tạo liên kết
- Gắn link dẫn đến website chính lên thông tin hồ sơ doanh nghiệp
- Tạo backlink trên các kênh mạng xã hội và website uy tín
- Chia sẻ nội dung lên các kênh Social Media
- Tạo nội dung mang tính lan truyền mạnh mẽ
- Tiếp cận khách hàng tiềm năng nhanh chóng và hiệu quả
- Giúp Google đánh giá website của doanh nghiệp tốt hơn và nâng cao cơ hội lên top SEO
- Là một cách để xây dựng thương hiệu lớn mạnh và bền vững
Tạo liên kết là việc cần thiết để marketing hiệu quả |
Tăng tương tác
Social Media có thể giúp cá nhân hoặc doanh nghiệp gia tăng tương tác |
Đa dạng hóa chiến lược marketing
- Chiến lược tạo ra tin đồn: Người dùng Social Media phản ứng mạnh mẽ với tin đồn, tốc độ lan truyền sẽ nhanh và mạnh. Từ đó thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp sẽ tiếp cận được càng nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
- Chiến lược tạo niềm tin: Đây là cách xây dựng thương hiệu đã đề cập ở trên, từng bước từng bước định hình giá trị của doanh nghiệp trong tâm trí người dùng qua các phương tiện truyền thông xã hội.
- Chiến lược kêu gọi hành động: Social Media là một môi trường thuận lợi để kêu gọi hành động. Điển hình trong thời gian gần đây là các cuộc kêu gọi ủng hộ, từ thiện, tẩy chay,...Nhiều cuộc kêu gọi có độ lan tỏa và ảnh hưởng rất lớn. Doanh nghiệp có thể tận dụng chiến lược này để lan tỏa thương hiệu của mình. Tuy nhiên, cách làm này còn tùy vào vị thế và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Chiến lược này thường được dùng kèm với một KOL có tiếng nói trong cộng đồng.
Chiến lược dùng KOL cho thấy hiệu quả vượt trội trong thời đại này |