Distribution là khái niệm quen thuộc với những ai quan tâm đến marketing. Đây là thuật ngữ mà bạn cần ghi nhớ cũng như hiểu rõ vai trò để hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên vẫn có nhiều người chưa biết distribution là gì? Hãy bỏ túi những tin tức liên quan đến vấn đề này vì nó sẽ giúp nhà kinh doanh ứng dụng một cách tốt và triệt để cho các kế hoạch tương lai của mình
Distribution là gì?
Khái niệm distribution là gì? |
Distribution là gì? Distribution là một thuật ngữ trong tiếng Anh và có nghĩa là phân phối. Khi xét nó trong marketing, người ta thường ví nó là yếu tố place (địa điểm) - một trong 4 yếu tố trong mô hình 4P. Yếu tố P này có nghĩa là việc bạn phân phối, cung cấp sản phẩm kinh doanh đến tay người tiêu dùng (thông qua các khâu trung gian).
Để thực hiện việc trao sản phẩm đến khách hàng, các kênh phân phối có tên gọi là distribution channels sẽ là người hỗ trợ công việc đó. Ở đây, những kênh này bao gồm doanh nghiệp lớn nhỏ, tổ chức riêng lẻ và cá nhân…
Có thể hiểu một cách đơn giản distribution chính là những địa điểm mà mọi người có thể đến đó để xem sản phẩm lẫn mua bán. Nó có thể xuất hiện tại nhiều nơi khác nhau, không theo một mô hình cố định.
Kênh phân phối có vai trò quan trọng khi hoạt động marketing. Đây có thể được coi là điểm nối giữa người mua và người bán, là địa điểm đánh giá sự thành công trong việc kinh doanh. Từ đó, chủ đầu tư sẽ biết điều chỉnh cũng như thay đổi lối đi sao cho hiệu quả.
Những kiểu kênh phổ biến trong distribution là gì?
Sau khi hiểu rõ distribution là gì? Bạn cần nắm vững những kiểu kênh phổ biến được áp dụng cũng như đặc điểm của từng dạng là gì.
Kênh phân phối trực tiếp
Phân phối trực tiếp - hệ thống distribution là gì? |
Loại kênh Direct sales là kênh phân phối trực tiếp và cũng là loại phổ biến nhất trong distribution. Đây là hình thức mang đến nhiều điểm lợi nhất cho người mua khi nó có mức giá trung bình và thời gian sử dụng cũng được kéo dài tương đối.
Với hình thức này, nhà mua bán sẽ là người làm việc trực tiếp với khách hàng mà không cần gián tiếp qua bất kỳ khâ khung gian nào. Các nhiệm vụ từ tư vấn cho đến giao hàng, vận chuyển đều do đơn vị một mình hoàn thành.
Kênh phân phối gián tiếp
Khác với direct sales, doanh nghiệp sẽ không trực tiếp làm việc với người mua mà phải thông qua các đại lý, nhà bán lẻ để thực hiện công việc của mình. Hình thức này mang đến ưu điểm và nhược điểm cụ thể cho chính nhà doanh nghiệp.
Về nhược điểm, doanh nghiệp khi hoạt động gián tiếp như vậy bản thân sẽ mất đi một phần kiểm soát với khách hàng trong đó. Thể hiện rõ qua việc bạn không thể làm việc cũng như không rõ được thái độ của người tiêu dùng khi mua hàng.
Tuy nhiên, khi phân phối gián tiếp, các vấn đề về nhân công, thời gian tập trung vào các vấn đề khác sẽ được cải thiện hơn. Không chỉ vậy, bạn phân phối cho nhiều cửa hàng cũng làm cho sản phẩm mở rộng ở phạm vi xa hơn.
Kênh phân phối trên nền tảng điện tử
Distribution là gì khi làm việc trên nền tảng điện tử? |
Với sự phát triển của Internet như hiện tại, kênh phân phối điện tử từ đó cũng phát triển mạnh hơn và trở thành kênh hàng đầu khi được nhiều người yêu thích. Trên thực tế kênh điện tử có motip bán sản phẩm cho khách hàng khá giống với phân phối trực tiếp khi người bán tìm kiếm và tận tay đưa sản phẩm đến khách hàng.
Thêm vào đó, thông qua việc phân phối sản phẩm trên Internet, doanh nghiệp có thể mang sản phẩm của mình một cách rộng rãi hơn. Có thể thấy, ở điểm này, kênh phân phối nền tảng điện tử lại có ưu điểm giống với indirect sales.
Kênh phân phối bán buôn, bán lẻ
Ở hình thức phân phối này, doanh nghiệp sẽ không đưa sản phẩm cho đại lý mà ngược lại liên kết với nhà bán buôn bán lẻ để xây dựng một chuỗi kinh doanh. Điểm quan trọng nhất ở kênh phân phối này chính là việc doanh nghiệp cần xây dựng mối quan hệ vững chắc với đối tác của mình để tạo sự tin tưởng, tránh những rủi ro không đáng có cho họ.
Hãy lắng nghe các ý kiến từ nhà bán buôn bán lẻ để điều chỉnh hình thức hoạt động hoặc nới lỏng, linh hoạt các điều luật để đảm bảo hiệu quả cao cho đôi bên.
Các tiêu chí để xây dựng marketing distribution là gì?
Những tiêu chí cho hệ thống distribution là gì? |
Để giảm thiểu những rủi ro khi hoạt động kênh phân phối cho doanh nghiệp, bạn cần chú ý đến nhiều yếu tố khác nhau nhằm đảm bảo hiệu quả:
- Đảm bảo thị trường mục tiêu. Làm việc và xác định khách hàng cũng như vị trí mình muốn hướng đến sẽ giúp bạn phân phối một cách hiệu quả cao cũng như có chọn lọc hơn. Chủ doanh nghiệp sẽ loại bỏ được những vị trí mang lại lợi nhuận thấp.
- Xác định kênh phân phối phù hợp với sản phẩm của mình. Không phải hình thức nào cũng phù hợp vì thế, hãy vạch ra con đường bán sản phẩm hiệu quả nhất và thực hiện.
- Bên cạnh đó, việc so sánh và cân nhắc các đơn vị khác trên thị trường, ở đây là đối thủ trong ngành cũng thực sự cần thiết. Bạn còn phải nhìn trước nhìn sau để điều chỉnh cách làm của mình sao cho phù hợp, thu hút được ánh nhìn của khách hàng nhiều nhất.
- Linh hoạt thay đổi kênh hoạt động dưới mọi tình huống khác nhau. Hiện nay, sự đa dạng sẽ khiến bạn thành công hơn. Phạm vi bao quát càng lớn càng khiến khách hàng quan tâm đến bạn.
Sai lầm khi không nắm được cách phân phối
Khi nắm được tiêu chí của distribution là gì, bạn cần hiểu được các vấn đề về sau cũng như rủi ro dễ gặp phải khi không ứng dụng kênh phân phối một cách hiệu quả.
Không phát triển được tính cạnh tranh trên thị trường
Rủi ro của distribution là gì? |
Nếu không có hệ thống kênh phân phối vững chắc, khả năng mà bạn cạnh tranh với các doanh nghiệp khác là rất thấp. Điều này có thể khiến cho doanh thu bị giảm sút. Sức mạnh của kênh phân phối là rất cao vì thế cần đầu tư, chăm sóc kỹ lưỡng.
Hãy bắt đầu việc nghiên cứu hệ thống phân phối khi bước 1 làm việc kinh doanh vì quá trình sẽ cần sự bền bỉ.
Tốn nhiều chi phí cho ngân sách công ty
Để xây dựng hệ thống phân phối, bạn sẽ phải đầu tư vào nhiều vấn đề khác nhau, từ việc hợp tác với nhiều đơn vị nhỏ lẻ lẫn kế hoạch thúc đẩy đội ngũ nhân viên. Chính vì thế, nếu không biết vạch ra lối đi một cách rõ ràng thì bạn rất dễ dàng để mất nhiều cơ hội cũng như chi phí mà mình gây dựng.
Vì thế, đầu tư chậm mà chắc sẽ là hình thức marketing hiệu quả cho chính doanh nghiệp bạn. Đừng quá hấp tấp để không thu lại được lợi nhuận. Bên cạnh đó, bỏ nhiều vốn vào nhiều kênh phân phối khác nhau mà không chăm sóc sẽ chẳng thu lại được hạt giống tốt nào.
Lượng lớn sản phẩm tồn kho
Rủi ro của distribution là gì - Tồn nhiều sản phẩm trên thị trường |
Khi kênh phân phối không hoạt động hiệu quả, sản phẩm từ đó cũng khó đến tay khách hàng để tiêu thụ. Vấn đề này sẽ khiến hàng hoá còn nhiều và dẫn đến tình trạng tồn kho. Và chắc chắn đây là một rủi ro lớn đối với doanh nghiệp khi họ phải giải quyết số lượng lớn này.
Điều này về lâu dài còn làm cho vốn của doanh nghiệp khó có thể lưu thông một cách trơn tru và dẫn đến nhiều vấn đề khác.
Bên trên là những thông tin về kênh phân phối - distribution mà bạn cần biết. Mong rằng thông qua một số chia sẻ ở bài viết này, người đọc sẽ nắm được distribution là gì cũng như các sai lầm cùng tiêu chí cần ghi nhớ khi thực hiện hệ thống phân phối. Và để có cơ hội phát triển mạng lưới sâu rộng hơn, bạn hãy nhanh chóng xây dựng kênh phân phối hiệu quả và phù hợp nhất với mặt hàng sản phẩm của mình.