Đã rất nhiều lần bạn đã nghe đến thuật ngữ FMCG nhưng chưa hiểu rõ FMCG là gì. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhìn thấy bức tranh tổng quan nhất về ngành này về đặc điểm cũng như ưu thế của nó. Tại sao nhiều chủ đầu tư lại chọn ngành này mà không phải là ngành khác? Cơ hội việc làm trong ngành này có tốt hay không?
FMCG là gì?
Ngành FMCG là gì? |
FMCG viết tắt của Fast Moving Consumer Goods – Nhóm hàng tiêu dùng nhanh có lẽ là thuật ngữ đã khá quen thuộc đối với nhiều người. Vậy nên FMCG được biết đến là một ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa có thời gian tiêu thụ nhanh và thường bày bán trong siêu thị hoặc các chuỗi bán lẻ trên toàn cầu.
Đối với những ai thắc mắc cụm từ thời gian tiêu thụ nhanh là chỉ có hạn sử dụng ngắn hay sao thì được lý giải đó là thời gian tính từ khi hàng rời khỏi kệ. Nhiều công ty vẫn tính đó là do doanh nghiệp của họ phải sản xuất số lượng lớn và giá tiền thường ở mức thấp để đảm bảo nhiều hộ gia đình vẫn có thể mua và dùng trong một thời gian ngắn.
Các sản phẩm thuộc nhóm FMCG đều là sản phẩm thiết yếu trong sinh hoạt hàng ngày. Các thương hiệu nổi tiếng cũng có nhiều mặt hàng rơi vào nhóm hàng này.
Nhu cầu về hàng hóa FMCG
Ngành hàng tiêu dùng nhanh cực kỳ hot |
Nhận thấy và nhanh chóng nắm bắt nhu cầu thị trường, các doanh nghiệp đã chủ động xây dựng mối quan hệ khăng khít với khách hàng. Từ đó họ dưa vào niềm tin của khách đối với doanh nghiệp và sự trung thành giữa hai bên để sản xuất sản phẩm theo dự tính trước đó.
FMCG gồm các sản phẩm dành cho hộ gia đình như thực phẩm chức năng, đồ ăn, sản phẩm chăm sóc cá nhân, điện tử gia dụng hay cả sản phẩm tẩy rửa và lau chùi cũng có trong hạng mục này.
Trong năm 2015, ngành công nghiệp sản xuất FMCG đã mang đến doanh thu gần 571 tỷ USD trên toàn thế giới. Khi bày bán các sản phẩm FMCG tại cửa hàng chúng cũng mang lại doanh thu cực khủng.
Đặc điểm của FMCG là gì?
Đa dạng sản phẩm từ sữa tắm, đồ uống, đồ vệ sinh nhà tắm,... |
Hầu như xung quanh ta, mọi người đều có nhu cầu sử dụng hàng tiêu dùng nhanh mỗi ngày. Chúng chính là các mặt hàng nhỏ lẻ được mua tại các quầy bán hàng, tạp hóa hay siêu thị. Những mặt hàng FMCG thường gặp đó là giấy vệ sinh, kẹo cao su, sữa, bia hay các loại thuốc không kê đơn.
Hàng tiêu dùng nhanh này chiếm hơn một nửa tổng chi tiêu của người tiêu dùng nhưng ít tương tác trực tiếp với người mua. Người ta có thể thích khoe khoang sản phẩm tiêu dùng lâu bền chẳng hạn xế sang hay quần áo đẹp hơn là một chai tăng lực chục ngàn đồng.
Các mặt hàng tiêu dùng nhanh
Hàng hóa phong phú phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân |
Hàng tiêu dùng nhanh được chia làm nhiều loại để người tiêu dùng dễ hiểu đó là:
- Các bữa ăn sẵn
- Thực phẩm được chế biến sẵn như mì ống, ngũ cốc hay sản phẩm phô mai
- Các loại bánh như bánh quy, bánh sừng bò
- Thực phẩm tươi, đông lạnh hay đồ khô
- Đồ uống đóng chai các loại
- Thuốc không kê đơn chẳng hạn aspirin, thuốc giảm đau và các loại thuốc khác
- Chất tẩy rửa: Nước lau chùi sàn, chất tẩy rửa các vết ố
- Đồ dùng văn phòng hoặc các loại mỹ phẩm và đồ dụng vệ sinh
Mặt hàng này có số vòng quay hàng tồn kho khá cao và cũng khá cạnh tranh giữa các thương hiệu. Một số công ty lớn có thị phần trong ngành này nổi bật nhất đó là Coca-Cola, Unilever, Dole, Nestlé, Kellogg's và General Mills. Họ luôn phải đưa ra những chiến lược marketing hiệu quả để thu hút và lôi kéo khách hàng sử dụng sản phẩm của mình.
Vậy nên đặc thù của ngành là phải tạo dấu ấn ngay trên bao bì sản phẩm của mình. Hệ thống logistics và phân phối cũng phải đạt hiệu quả tối đa. Ngoài ra, vấn đề đảm bảo thời hạn sử dụng sản phẩm cũng phải được kiểm soát chặt chẽ để không bán ra thị trường các lô hàng đã hết hạn.
Cuối cùng, vì hàng tiêu dùng bán với số lượng lớn ra thị trường nên đây được xem là nguồn doanh thu đáng tin cậy và số lượng bán cao như vậy sẽ bù đắp cho tỷ suất lợi nhuận biên thấp của hàng hóa này.
Xu hướng dịch chuyển của FMCG là gì?
Mỗi nhu cầu tiêu dùng đều có thể ảnh hưởng đến sự dịch chuyển của ngành hàng này |
Để bước vào thị trường kinh doanh mặt hàng này, người đầu tư cần nắm bắt xu thế dịch chuyển ngành để đưa ra phương án và chiến lược kinh doanh thông minh nhất.
Cải tiến mô hình và chống lại hiệu ứng nữ hoàng đỏ
Khi tăng trưởng theo hàm số mũ là phương án giải quyết hiệu ứng nữ hoàng đỏ thì đây là ưu tiên đầu tiên của ngành FMCG. Nếu người kinh doanh chỉ sản xuất theo một mô hình có từ trước thì mãi mãi luôn chỉ dậm chân ở chỗ cũ. Để tiến xa hơn và thoát mình khỏi vỏ bọc, bạn phải làm tốt gấp 2, 3 thậm chí là nhiều lần.
Nếu các chủ doanh nghiệp cứ đi theo một mô tuýp thì sẽ nhanh chóng bị bỏ lại phía sau. Họ cần đổi mới mô hình kinh doanh để có những bước tiến nhảy vọt.
Chi phí kinh doanh tăng từ sự thay đổi bên trong
Chi phí gia tăng xuất phát từ nhiều nguyên nhân |
Chi phí bỏ ra để kinh doanh ngành công nghiệp hàng tiêu dùng nhanh sẽ tăng đáng kể và bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều này sẽ liên quan trực tiếp tới kênh phân phối truyền thống lẫn các kênh thương mại điện tử.
Theo nhiều báo cáo thì mức tăng trưởng của thị trường này tại kênh hiện đại của khu vực thành thị cao hơn so với kênh truyền thống.
Nếu tốc độ bán của ngành tại các kênh thương mại hiện đại ở thành thị tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước thì tốc độ tăng trưởng thị trường FMCG tại Việt Nam của kênh truyền thống lại giảm 2,6% so với cùng kỳ.
Chuyển đổi ngành hàng
Nhiều người cho rằng FMCG chuyển đổi ngành hàng vì nguồn cung đang bị dư thừa nhưng thực tế không phải như vậy. Thực chất điều này bắt nguồn từ sự thay đổi nhu cầu của số đông khách hàng và điều này làm nên sự khác biệt hoặc là doanh nghiệp có tổng doanh thu giảm nhưng vẫn tăng trưởng hoặc là tổng doanh thu và lợi nhuận đều giảm.
Theo báo cáo từ Nielsen Việt Nam, thì sau mặt hàng FMCG lớn đó là thức uống (bia, thực phẩm, các loại sản phẩm từ trứng sữa, sản phẩm chăm sóc cá nhân và cho gia đình hay thuốc lá) đều có sự sụt giảm lớn.
Nguyên nhân này được các chuyên gia đánh giá là bắt nguồn từ sự thay đổi nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Các dịp lễ, Tết hay hội hè đều có phần nào ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi mua sắm cũng như lựa chọn dạng hàng hóa của họ.
Tăng trưởng của ngành hàng FMCG là gì?
Ngành hàng nào đang “chiếm sóng”? |
Trong thời gian này, ngành hàng làm đẹp và dinh dưỡng là hai nhân tố “sáng giá” trong các ngành của FMCG. Trong khi ấy, các sản phẩm tiêu dùng và chăm sóc sức khỏe lại có dấu hiệu giảm sút.
Nhiều ông lớn trong phân khúc làm đẹp và dinh dưỡng như P&G, Unilever hay Colgate-Palmolive,…được chuyên gia dự đoán sẽ tăng gấp đôi đầu tư về ngành hàng chăm sóc sắc đẹp cá nhân và mua lại hoặc sáp nhập.
Theo thống kê từ các số liệu về ngành này, thị trường FMCG tại Việt Nam hàng chuyên về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp và các cửa hàng thuốc hiện đại cũng tăng gấp đôi trong hai năm vừa qua.
Cơ hội làm việc cho các doanh nghiệp FMCG
Cơ hội nghề nghiệp rộng mở dành cho lao động tri thức |
Vì đặc thù ngành FMCG là phải cung cấp nguồn hàng số lượng lớn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của khách hàng nên mặt hàng này xuất hiện thường xuyên trong đời sống của họ. Chính vì thế, nhu cầu và cơ hội việc làm dành cho các ứng viên luôn luôn rộng mở.
Những doanh nghiệp đang đi theo hướng sản xuất ngành hàng FMCG nổi bật trên thế giới đó là P&G, Unilever, Nestle, Johnson & Johnson. Cơ hội việc làm và mức lương từ những thương hiệu này luôn hứa hẹn và triển vọng.
Lợi thế
Tiếp thu kiến thức đa dạng |
Lợi thế đầu tiên của người lao động khi làm việc tại đây là được làm việc với doanh nghiệp có môi trường chuyên nghiệp hàng đầu thế giới. Các tập đoàn này để chuyên về sản xuất các mặt hàng tiêu dùng đa quốc gia với những sản phẩm phân phối rộng khắp thế giới.
Làm việc cho thương hiệu lớn là điều mà ai cũng ao ước. Bạn sẽ được tiếp xúc với các đồng nghiệp giỏi, năng động, sáng tạo và thành thạo nhiều ngôn ngữ.
Ngoài ra, bạn còn được mở rộng các kỹ năng và học hỏi thêm nhiều kiến thức bổ ích về marketing, phân tích thị trường cũng như khả năng ngoại ngữ của mình. Lựa chọn các doanh nghiệp FMCG là một lựa chọn thông minh giúp cho sự nghiệp của bạn thăng tiến nhanh chóng và vững chắc hơn trong tương lai.
Các tập đoàn lớn trong lĩnh vực FMCG
Top các tập đoàn lớn mà người lao động có cơ hội xin việc |
Một trong số các tập đoàn lớn trong ngành FMCG chắc chắn ai cũng biết và mơ ước được làm việc đó là:
Unilever
Đây là nơi chuyên cung cấp các mặt hàng đa dạng từ đồ uống, thực phẩm tới các sản phẩm chăm sóc cá nhân hay hỗ trợ làm sạch nhà cửa. Doanh nghiệp này có số lượng sản phẩm bán ra đứng thứ 3 toàn thế giới (Năm 2012). Cơ hội thực tập tại đây luôn rộng mở đối với các bạn trẻ tài năng và thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh.
Nestle
Sở hữu nhiều nhãn hàng nổi bật |
Nestle là doanh nghiệp cung ứng thực phẩm lớn nhất thế giới (tính theo tổng doanh thu ước tính). Hãng sở hữu nhiều nhãn hàng được người tiêu dùng biết đến lâu nay như Lavie, Milo, sữa Nestle,... Hiện doanh nghiệp này đang sở hữu gần 450 nhà máy và hoạt động trên 194 quốc gia. Nếu bạn đam mê với ngành hàng này thì đừng ngần ngại nộp hồ sơ xin làm việc tại đây.
Coca – Cola
Doanh nghiệp này thường xuyên lọt top các doanh nghiệp có giá trị lớn nhất nhì thế giới và được biết đến rộng rãi khắp toàn cầu. Trung bình năm, lượng sản phẩm bán ra tại đây lên tới 1,8 triệu sản phẩm và được khách hàng tin tưởng sử dụng.
Johnson & Johnson
Sở hữu hơn 250 nhãn hàng và hoạt động trên 57 quốc gia, sản phẩm bán rộng khắp 175 quốc gia với ước tính gần 65 tỷ đô la (năm 2011) đã chứng minh tầm vóc của doanh nghiệp này tại thị trường ngành hàng FMCG thế giới.
H.J.Heinz
Doanh nghiệp tăng trưởng ấn tượng |
Năm 2013, H.J.Heinz sở hữu con số tăng trưởng ấn tượng và tỷ lệ thâm nhập thị trường chiếm tới gần 91%. Doanh nghiệp này cũng đang sở hữu nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới với con số trung bình doanh số của các nhãn hàng top đầu đáng nể.
FMCG là gì? Đặc điểm của FMCG ra sao và xu hướng dịch chuyển của ngành hàng này có gì ấn tượng và đáng nhớ đã được thể hiện trong bài viết trên. Hy vọng những kiến thức này đã phần nào giúp bạn gia nhập thị trường ngành FMCG nhanh chóng và hiệu quả hơn. Nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội tại các doanh nghiệp lớn trong ngành FMCG thì đừng ngần ngại nộp hồ sơ và tham gia phỏng vấn.