Google Tag Manager (GTM) là một công cụ hữu hiệu của Google. Những bạn đang làm công việc liên quan đến quảng cáo trên Google thì không thể bỏ qua công cụ này. Để tìm hiểu sâu và đầy đủ về GTM thì mời bạn cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây.
Google Tag Manager là gì?
GTM là công cụ cập nhật và quản lý thẻ trong website. Thẻ chính là những đoạn code được viết bằng ngôn ngữ JavaScript. Chúng được dùng với mục đích thu thập dữ liệu, đo lường, phân tích hoạt động tiếp thị từ website.
GTM là công cụ quản lý thẻ hữu hiệu |
Vì thế Google Tag Manager có thể nói một cách dễ hiểu là trình quản lý thẻ của Google. Chúng ta có rất nhiều thẻ, một số thẻ điển hình và được sử dụng nhiều là:
- Google Analytics: Thẻ theo dõi website
- Google Ads: Thẻ quảng cáo
- Facebook Pixel: Thu thập dữ liệu trên Facebook để tối ưu hóa quảng cáo
- Google Optimize: Chạy thử nghiệm hoặc chỉnh sửa web, landing page
- Hotjar: Công cụ ghi lại thao tác người dùng
- Crazy Egg: Công cụ phân tích hành vi người dùng
Cụ thể, nếu các bạn thực hiện thủ công thì cần phải cài từng mã của mỗi thẻ vào mã nguồn website. Đây là công việc kỹ thuật chuyên môn cao mà chỉ những lập trình viên mới làm được. Nếu chiến dịch quảng cáo lớn thì bạn sẽ cần phải cài rất nhiều tags.
Vì thế, để tránh phụ thuộc quá nhiều vào lập trình viên và đơn giản hóa công đoạn thực hiện thì Google Tag Manager ra đời. Với Google Tag Manager, người dùng có thể cài tất cả các thẻ trong công cụ này. Nó sẽ không liên quan đến mã nguồn của website, giúp website không bị giảm tốc độ load.
Lợi ích và hạn chế của Google Tag Manager
Để các bạn hiểu sâu hơn, chúng ta cùng tìm hiểu về điểm mạnh và điểm yếu, hay nói đúng hơn là lợi ích và những hạn chế mà Google Tag Manager mang đến cho người dùng.
Google Tag Manager có nhiều lợi ích cho hoạt động marketing |
Lợi ích của Google Tag Manager
Về lợi ích, GTM có nhiều điểm hấp dẫn hỗ trợ người dùng tối đa trong hoạt động SEO, marketing. Cụ thể như sau:
Không cần can thiệp code
Bạn có thể thêm, chỉnh sửa, kích hoạt hoặc vô hiệu, xóa các thẻ một cách nhanh chóng. Chỉ bằng một số bước nhấp chuột, mọi thứ đều có thể dễ dàng thực hiện. Nếu không có GTM thì các bạn cần phải đưa những đoạn code của thẻ vào mã nguồn chung của website.
Việc này thì chỉ có lập trình viên mới có thể thực hiện được. Giờ đây, bạn có thể làm mọi thứ mình muốn mà không cần phụ thuộc và ai cả. Từ đó, bạn có thể tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí, gia tăng lợi nhuận.
Giúp theo dõi nâng cao
Bạn có thể gắn tuỳ ý bao nhiêu thẻ đều được. Qua các thẻ, bạn có thể dễ dàng theo dõi hành vi khách hàng. Từ đó, bạn sẽ điều chỉnh những chiến lược phù hợp giúp công việc kinh doanh hiệu quả hơn.
Quản lý thẻ hiệu quả và tiện lợi
Tất cả đều được tích hợp trong công cụ Google Tag Manager. Cho dù bạn biết code hay không biết. Bạn đều quản lý các thể một cách dễ dàng, hiệu quả và tiện lợi nhất. Các tính năng như thêm, chỉnh sửa, kích hoạt hoặc vô hiệu hóa, xóa,...hỗ trợ bạn tối đa trong khi làm việc với thẻ.
Tăng tốc website
Vì thẻ được quản lý thông qua Google Tag Manager nên bộ mã nguồn website của bạn không phải gánh lấy những đoạn mã code của thẻ. Từ đó, web có thể load nhanh hơn và tất nhiên là tốc độ sẽ nhanh hơn đáng kể. Đây cũng là một trong những điều quan trọng ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng website của bạn.
Điểm yếu
Google Tag Manager có nhiều điểm mạnh nhưng cũng không thể phủ nhận một số điểm yếu cố hữu. Chẳng hạn như:
GTM sẽ dễ dàng hơn đối với người hiểu code |
Cần có kiến thức kỹ thuật cơ bản
Các bộ tài liệu hướng dẫn sử dụng Google Tag Manager được viết theo kiểu dành cho lập trình viên. Vì thế, những bạn không có kiến thức kỹ thuật cơ bản sẽ khó trong việc tiếp cận với GTM vào lúc đầu. Giải pháp dành cho các bạn là nhờ kỹ thuật setup hoặc có thể tự mày mò nghiên cứu.
Đầu tư khá nhiều thời gian
Tất nhiên, nếu bạn tự nghiên cứu để nắm GTM tròng bàn tay thì thời gian bạn dành cho công cụ này không thể ít. Đổi thời gian để lấy được kinh nghiệm sử dụng lâu dài thì hoàn toàn xứng đáng. Vì vậy, nhược điểm này cũng được xem là bình thường.
Cần khắc phục sự cố
Trong quá trình thiết lập thẻ, các trình kích hoạt và biến thì đôi khi bạn cần phải khắc phục sự cố. Có một vài lỗi sai khiến chúng không hoạt động và bạn sẽ tốn kha khá thời gian cho nó. Hướng giải quyết cũng giống như ở ý trên. Bạn sẽ cần đến 1 developer hoặc tự mình nghiên cứu.
Cách sử dụng Google Tag Manager từ A đến Z
Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách sử dụng Google Tag Manager. Phương pháp cài đặt, thiết lập và sử dụng của GTM. Tuy lý thuyết có phần khó hiểu nhưng các bạn chỉ cần nghiên cứu thật kỹ thì có thể nắm bắt được.
GTM cần được tích hợp vào mã nguồn website để sử dụng |
Tích hợp Google Tag Manager vào website
Để cài đặt GTM, các bạn sẽ tạo tài khoản người dùng, thiết lập Container và gắn code GTA vào website.
Tạo tài khoản Google Tag Manager
Để tạo tài khoản GTM, các bạn thực hiện như sau:
- Truy cập https://tagmanager.google.com
- Đăng nhập tài khoản Google
- Tạo tài khoản GTM
Các bạn lưu ý là khi điền thông tin đăng ký tài khoản GTM thì nên điền thông tin thật. Tên tài khoản nên được đặt bằng tên doanh nghiệp, tổ chức của bạn. Sau khi điền tất cả thông tin bao gồm quốc gia thì bạn nhấn “Tiếp tục” để đi đến phần thiết lập.
Tạo, thiết lập Container
Sau khi thành công đăng ký tài khoản thì bạn được dẫn đến phần tạo mới, thiết lập vùng chứa. Tại đây, bạn chỉ cần điền “Tên vùng chứa” tùy ý và tiện cho việc theo dõi của mình.
Sau khi điền tên thì bạn bấm “Tạo” để thiết lập Container. Một cửa sổ hiện ra và bạn không cần phải quan tâm, chỉ cần bấm vào nút “Có” là được. Lúc này, hệ thống sẽ xuất hiện bảng chứa mã code của container vừa tạo. Bạn bắt đầu bước tiếp theo là gắn mã code GTA và mã nguồn website.
Gắn code GTA và mã nguồn website
Gắn mã code GTA và source code của website sẽ quyết định GTM có được cài đặt thành công hay không. Để gắn code, các bạn có thể làm như sau:
- Copy - paste đoạn code GTM đầu tiên vào cặp thẻ <head> </head> của mã nguồn website.
- Copy - paste đoạn code GTM còn lại vào cặp thẻ <body> </body> của mã nguồn website.
Kiểm tra hợp lệ
Sau khi dán code vào đúng vị trí, bạn nên kiểm tra lại để xem GTM có được cài đặt thành công hay chưa. Cách kiểm tra như sau:
- Cài công cụ Google Tag Assistant vào Chrome
- Bật trang web của bạn lên và nhấp vào biểu tượng Tag Assistant ở thanh công cụ
- Thẻ Tag Manager có màu xanh hoặc vàng thì bạn đã cài đặt thành công
- Nếu thẻ Tag Manager có màu đỏ thì bạn cần kiểm tra lại vị trí đặt thẻ đúng chưa nhé.
Cách sử dụng Google Tag Manager
Tiếp theo, chúng ta cùng đi sâu tìm hiểu về GTM. Các khái niệm cần biết trong GTM, cách set up GTM cũng như một số ứng dụng điển hình của nó.
Cách sử dụng GTM khá phức tạp nhưng nghiên cứu kỹ sẽ làm được |
Các khái niệm
Google Tag Manager có 2 thành phần chủ yếu nhất chính là Tags và Triggers. Ngoài ra, các mối liên hệ giữa Tags và Triggers đến biến, lớp dữ liệu cũng cần quan tâm.
- Tags: Đây là hành động thông báo đến cho GTM những gì bạn đang muốn thực hiện. Chẳng hạn như bạn muốn gửi pageview tới Google Analytics. Khái niệm thẻ trong phần này được hiểu chính là các mã code gửi dữ liệu đến cho hệ thống.
- Triggers: Trình kích hoạt, thông báo đến cho GTM khi nào bạn sẽ gắn Tag Manager. Chẳng hạn như bạn sẽ gắn Tag Manager khi nào có người ghé thăm 1 webpage bất kỳ. Trình kích hoạt sẽ xử lý những sự kiện nhất định như là nhấp chuột, gửi biểu mẫu, tải trang.
- Variables (Biến): Biến chính là trình giữ chỗ được đặt tên. Giá trị của biến sẽ thay đổi tùy vào việc khai báo. Chẳng hạn như biến là tên sản phẩm, giá hoặc ngày.
- Lớp dữ liệu: Là một không gian dữ liệu được triển khai bởi GTM để tạm giữ các giá trị trong ứng dụng khách. Mục đích là để các giá trị được tùy lúc sử dụng bởi trình kích hoạt, thẻ và biến.
Cài Google Analytics vào GTM
Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách Cài Google Analytics vào GTM. Về cơ bản thì cách setup có 5 bước chính:
- Tạo thẻ Tag Manager mới: Nhập vào “Tags” và chọn “New” là bạn có thể dễ dàng tạo mới.
- Chọn Google Analytics: Google yêu cầu bạn chọn sản phẩm gắn thẻ, bạn sẽ chọn vào Google Analytics. Trong mục này sẽ có 2 sự lựa chọn nhỏ là Universal hoặc Classic Analytics. Thường thì chúng ta sẽ chọn Universal vì nó là bản mặc định và thường xuyên được cập nhật. Sau khi chọn thì bạn bấm vào “Continue”.
- Định dạng cấu trúc của thẻ: Bạn cần điền Property ID của mình vào để định dạng được cấu trúc thẻ.
- Xác định trình kích hoạt triggers: Sau khi định dạng cấu trúc thẻ bạn sẽ xác định trình kích hoạt. Nếu bạn muốn báo cáo số pageview thì chọn “All page” từ các triggers có sẵn.
- Thiết lập và đặt tên cho thẻ tag: Tiếp theo, bạn thiết lập thẻ bằng cách chọn “Create tag”. Google Tag Manager sẽ yêu cầu bạn đặt tên cho thẻ và bạn có thể đặt tùy ý. Tuy nhiên, bạn nên đặt với cái tên nào dễ dàng quản lý và truy xuất nhất.
Bên cạnh cách cài đặt thẻ Google Analytics vào GTM thì các bạn cũng cài các thẻ khác một cách tương tự.
Tạo tag là một trong những bước cơ bản để sử dụng GTM |
Những chú ý khi sử dụng Google Tag Manager
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng dành cho các bạn khi sử dụng GTM:
- Nên dùng Google Chrome browser: Các sản phẩm của Google thì bạn nên dùng với browser Google Chrome để có tính tương thích cao nhất. Điều này giúp công cụ của bạn hoạt động ổn định và dễ dàng liên kết với nhau.
- Một số extension có thể gây conflict với Tag Assistant. Vì vậy, khi sử dụng GTM thì bạn nên tắt hết những extension không cần thiết.
- Bạn nên clear cache và bấm refresh mỗi khi có các thay đổi trong tags. Vì những thông tin của tags cũ vẫn có thể còn lưu lại, gây ra một số rắc rối khi sử dụng.
Trên đây là tất tần tật thông tin về Google Tag Manager. Hy vọng các bạn đã có được những thông tin hữu ích. Nếu các bạn cần cài đặt và sử dụng GTM thì cũng có thể nhờ đến các công ty Digital Marketing chuyên nghiệp. VSM sẵn sàng hỗ trợ bạn một cách tận tình nhất. Mời bạn truy cập website https://www.vsm.vn/ của VSM để biết được nhiều thông tin thú vị.