Insight được coi là khởi nguồn cho sự sáng tạo, yếu tố quan trọng để mang đến hiệu quả trong các chiến lược Marketing. Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, để các chiến dịch quảng cáo có thể tiếp cận người tiêu dùng thì các marketer cần biết được insight của khách hàng tiềm năng. Vậy insight là gì trong Marketing? Vai trò, đặc điểm của insight là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này.
Insight là gì trong Marketing là vấn đề được người dùng quan tâm |
Insight là gì trong Marketing?
Insight là gì trong Marketing? Đây là một trong những thắc mắc được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Trên thực tế, Insight trong Marketing chính là sự ngầm hiểu về khách hàng. Các doanh nghiệp sẽ thông qua việc phân tích hoàn cảnh, xu hướng, hành vi của khách hàng để từ đó có thể thấu hiểu sâu sắc mong muốn của khách hàng mặc dù khách hàng không nói ra.
Việc xác định insight không có sự đầy đủ và chính xác tuyệt đối. Các marketer càng dành nhiều thời gian, công sức tìm hiểu và phân tích dữ liệu, giá trị thì mức độ chính xác càng cao. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng từ đó tăng độ nhận diện thương hiệu và doanh thu cho doanh nghiệp.
Vai trò của Insight trong Marketing
Insight là gì trong Marketing mà khiến nhiều doanh nghiệp quan tâm và tìm hiểu như vậy? Tại sao nhiều đơn vị sẵn sàng bỏ ra thời gian và chi phí lớn để phân tích, tìm hiểu về insight khách hàng? Nguyên nhân là do vai trò đặc biệt quan trọng của nó trong các chiến dịch marketing như:
Vai trò của insight là gì trong Marketing? |
Insight giúp xây dựng chiến lược truyền thông linh hoạt, hiệu quả
Vai trò quan trọng đầu tiên của insight đó là giúp các đơn vị có thể xây dựng chiến lược truyền thông linh hoạt, hiệu quả. Hiện nay, các thông tin quảng cáo xuất hiện tràn lan nên người xem thường lựa chọn cẩn thận. Nếu tìm được insight chính xác doanh nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm, vì sao nên sử dụng sản phẩm để đánh đúng vào tâm lý khách hàng. Chiến lược truyền thông càng phù hợp thì càng có khả năng tiếp cận với khách hàng nhanh hơn, mang đến hiệu quả bán hàng tốt hơn.
Ngoài ra, nhờ insight mà doanh nghiệp đưa ra các chiến lược truyền thông độc đáo, hấp dẫn tăng sức cạnh tranh so với đối thủ. Sản phẩm, dịch vụ của bạn sẽ trở lên nổi bật, thu hút khách hàng tiềm năng từ đó tăng lượng tiêu thụ, mở rộng thị trường. Đặc biệt, xác định chính xác insight giúp doanh nghiệp mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mới mẻ, ấn tượng,.
Insight khách hàng giúp doanh nghiệp xây dựng sản phẩm tốt hơn
Vai trò của insight là gì trong Marketing? Ngoài việc dựa vào đặc điểm Insight để xây dựng chiến lược truyền thông thì nó còn giúp doanh nghiệp hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ của đơn vị mình.
Căn cứ vào Insight bạn có thể hiểu sâu hơn, chi tiết hơn những gì khách hàng nghĩ, khách hàng mong muốn, cảm nhận về sản phẩm dịch vụ. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể điều chỉnh, phát triển sản phẩm theo hướng tốt hơn.
Đặc trưng cơ bản của Insight trong Marketing
Đặc trưng cơ bản của Insight là gì trong Marketing? Theo nghiên cứu insight có các đặc trưng nổi bật sau:
- Insight trong Marketing không đơn giản chỉ là dữ liệu: Nhiều người cho rằng nguồn dữ liệu khổng lồ sẽ là insight hay giúp bạn đạt được hiệu quả marketing mong muốn. Tuy nhiên, nếu không biết cách khai thác và phân tích linh hoạt các dữ liệu thì bạn sẽ không tìm được insight của khách hàng phù hợp.
- Insight không có độ chính xác tuyệt đối, không phải sự thật hiển nhiên mà nó mang tính chất gợi ý. Đơn vị kinh doanh sẽ gợi mở cho khách hàng nhu cầu về các sản phẩm cung cấp phù hợp với kinh tế và hoàn cảnh của họ. Insight càng độc đáo, càng mới mẻ thì càng kích thích tính tò mò của khách hàng.
- Insight hướng người dùng đến các sản phẩm của doanh nghiệp. Đặc trưng này của insight khách hàng có nghĩa là các sản phẩm có thể ra đời trước nhu cầu của người dùng, nó đã khơi dậy nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng. Thông qua sự ra đời của các sản phẩm mà có thể điều chỉnh nhu cầu và hành vi của người sử dụng.
Đặc trưng cơ bản của Insight trong Marketing |
Quy trình xây dựng insight khách hàng
Quy trình Insight là gì trong Marketing? Thông thường, để xây dựng insight cho khách hàng các marker thường tiến thành theo quy trình sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu, xây dựng đội ngũ
Để tìm được insight khách hàng bạn cần xác định rõ ràng mục tiêu của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là khi bắt đầu chiến dịch marketing doanh nghiệp cần vạch ra mục tiêu cụ thể cần đạt của đơn vị mình như: quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm hay cải tiến dịch vụ mình cung cấp.
Bảng mục tiêu cần rõ ràng, chi tiết và cụ thể. Bên cạnh đó, marketer sẽ có bản kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Điều này sẽ giúp đơn vị nhanh chóng đạt được mục tiêu chiến dịch marketing, tiết kiệm tối đa thời gian và công sức.
Xác định khách hàng tiềm năng thông qua insight |
Bước 2: Xác định khách hàng tiềm năng
Mỗi sản phẩm, dịch vụ sẽ có các khách hàng tiềm năng khác nhau. Sau khi xác định mục tiêu doanh nghiệp sẽ xác định khách hàng tiềm năng của đơn vị mình. Xác định khách hàng tiềm năng sẽ giúp doanh nghiệp có thể biết được nhu cầu sản phẩm mong muốn, động cơ và những thay đổi của sản phẩm để tạo hiệu quả tiêu thụ tốt nhất.
Bước 3: Thu thập data và tạo hồ sơ chi tiết
Quy trình quan trọng của Insight là gì trong Marketing? Chắc chắn quy trình thu thập data và tạo hồ sơ chi tiết là quy trình quan trọng nhất. Nguồn dữ liệu càng phong phú, độc đáo thì insight khách hàng càng hay và hiệu quả.
Bạn có thể thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Đầu tiên, marketer sẽ thu thập data có sẵn của doanh nghiệp thông qua: website, mạng xã hội, dữ liệu di động, chăm sóc khách hàng, đánh giá nhận xét từ phía khách hàng với sản phẩm mình cung cấp. Ngoài ra, marketer có thể thu thập dữ liệu từ đối thủ cạnh tranh hay khảo sát thị trường.
Các dữ liệu thông tin được thu thập phải được lấy từ những nguồn tin cậy. Ngoài ra, marketer phải phân loại để tránh thông tin trùng lặp, liên tục cập nhật thông tin mới để hiểu và sử dụng chúng hiệu quả hơn.
Thu thập và phân tích dữ liệu data |
Bước 4: Phân tích data để tạo Insight trong Marketing
Khi mạng xã hội phát triển, nguồn thông tin mà doanh nghiệp thu thập được rất lớn. Các doanh nghiệp có thể thu thập cùng được khối lượng và chất lượng data khác nhau tuy nhiên phân tích data sẽ là yếu tố quyết định hiệu quả chiến dịch Marketing.
Bạn nên nghiên cứu khách hàng để dự đoán hành vi, nhu cầu của khách hàng khi mua hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải phân hoá các đối tượng khách hàng để phát triển kế hoạch truyền thông cũng như các thông điệp phù hợp nhất.
Bước 5: Hành động dựa trên insight
Sau khi phân tích và tìm ra insight khách hàng cần hành động dựa trên insight. Căn cứ mặt hàng, mục tiêu mà doanh nghiệp sẽ có các hành động cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, trong quá trình hành động doanh nghiệp phải chú trọng các vấn đề như: quan sát thị trường và theo dõi xu hướng mới, đặt mình vào suy nghĩ, hành vi của người tiêu dùng, nghiên cứu và làm chủ thị trường.
Có nhiều phương pháp để nghiên cứu insight chính xác, hiệu quả |
Phương pháp nghiên cứu insight chính xác, hiệu quả
Phương pháp nghiên cứu Insight là gì trong Marketing? Thực tế, các marketer có rất nhiều phương pháp để nghiên cứu insight chính xác, hiệu quả. Dưới đây là 1 số phương pháp phổ biến nhất bạn có thể tham khảo:
- Quan sát hành vi của người tiêu dùng để có được cái nhìn chân thực, khách quan
- Khảo sát và phỏng vấn khách hàng của đối thủ để đánh giá đối thủ cạnh tranh
- Tham dự sự kiện, triển lãm thương mại
- Dựa vào mạng xã hội để thu thập thông tin, tìm hiểu ý kiến khách quan, chân thực của khách hàng về sản phẩm
- Tập trung nghiên cứu 1 nhóm đối tượng cụ thể để nghiên cứu đánh giá của họ về sản phẩm.
Thông qua các kiến thức về insight mà mỗi doanh nghiệp có thể đưa ra mục tiêu và xây dựng chiến lược quảng cáo hiệu quả |
Các thông tin trương bài chia sẻ trên đây đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi “ Insight là gì trong Marketing”. Thông qua các kiến thức về insight mà mỗi doanh nghiệp có thể đưa ra mục tiêu và xây dựng chiến lược quảng cáo hiệu quả nhất. Insight hay, độc đáo sẽ quyết định hiệu quả quảng bá thương hiệu, doanh thu của các doanh nghiệp.