Thương mại điện tử ngày càng phát triển nhưng cũng sinh ra những rủi ro khó kiểm soát. Vậy marketplace là gì mà các trang thương mại lại tin tưởng đến vậy? Liệu chúng có thực sự gắn kết được khách hàng với người bán một cách hoàn mỹ như tưởng tượng?
Tổng quan về marketplace
Marketplace là gì? |
Đối với ai còn thắc mắc marketplace là gì thì bạn có thể hiểu đơn giản đây là một kiểu chợ online trong môi trường thương mại điện tử. Nơi đây giúp người bán và người mua kết nối để mua bán các sản phẩm có nhu cầu.
Tại thị trường Việt, mô hình này đã có mặt trên thị trường từ năm 2013 và đánh dấu chuyển đổi mô hình B2C sang mô hình Marketplace này.
Sở dĩ sự xuất hiện của marketplace là ưu việt vì B2C truyền thống sẽ đòi hỏi nhà đầu tư tốn nhiều chi phí để đầu tư vào hàng hóa, vận chuyển hay lưu kho,,...
Các mô hình marketplace phổ biến
Hiện nay, thị trường phân loại marketplace ra nhiều hình thức khác nhau để dễ dàng kiểm soát và theo dõi. Một số cách phân loại phổ biến phải kể đến đó là:
Theo đối tác kinh doanh
Phân chia theo đối tác kinh doanh là ai |
Đối tác là công ty hay cá nhân thì marketplace sẽ được phân chia theo tương ứng là marketplace B2C và marketplace C2C.
Mô hình marketplace B2C
Đây là mô hình chợ trực tuyến kết nối các công ty hoặc nhà bán lẻ có thương hiệu tại thị trường Việt đến với người tiêu dùng. Tại đây, người tiêu dùng có thể mua được hàng chất lượng tốt đến từ nhiều thương hiệu uy tín.
Theo quy định, những doanh nghiệp muốn bày bán sản phẩm tại các trung tâm thương mại phải cung cấp toàn bộ giấy tờ chính thức đã được phê duyệt và hợp pháp. Vậy nên, có lẽ người bán C2C marketplace sẽ có phần dễ dàng hơn B2C nhưng B2C lại luôn tạo dựng được niềm tin dễ dàng hơn nhờ vào các quy định khắt khe này.
C2C marketplace
Đối với mô hình này, người dân và các hộ kinh doanh thương mại sẽ được kết nối. Họ muốn bán cho người sản phẩm gì thì có thể dễ dàng trao đổi hơn. Chỉ cần người bán có sản phẩm thì họ đều bán được trên thị trường này. Mục tiêu mua hàng ở thị trường này không khó để tiếp cận nhưng lại không có nhiều kênh hỗ trợ bán hàng như mô hình B2C.
Dựa trên sản phẩm
Phân chia theo sản phẩm bày bán |
Nếu phân loại theo sản phẩm bán ra thị trường thì marketplace sẽ chia thành 3 kiểu. Vậy 3 dạng marketplace đó là gì?
- Marketplace dọc: Thị trường này cung cấp sản phẩm cùng loại nhưng lại xuất phát từ nhiều nhà cung cấp khác nhau. Đây là thị trường đòi hỏi người cung cấp phải có giá tốt và chất lượng cũng phải đáp ứng yêu cầu thị trường.
- Marketplace ngang: Đối với marketplace ngang thì thị trường lại cung cấp đa dạng sản phẩm trong lĩnh vực dịch vụ từ ăn uống đến thức ăn nhanh, đồ ăn nhà hàng,...
- Marketplace hỗn hợp: Tất cả mọi sản phẩm đều có thể được bày bán trên thị trường này. Thị trường sẽ không phân biệt đó là sản phẩm thuộc ngành nào mà để hỗn hợp và bất cứ sản phẩm nào cũng có để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng.
Ưu thế và hạn chế của việc bán hàng online trên marketplace
Sức hấp dẫn của marketplace là không thể phủ nhận đối với các hoạt động kinh doanh trực tuyến. Vậy những điểm tốt và chưa tốt của marketplace là gì?
Ưu điểm
Ưu thế của marketplace là gì? |
Marketplace giúp người bán hàng tiếp cận được một lượng lớn khách hàng truy cập vào các sàn giao dịch. Điều này sẽ giúp người bán có cơ hội bán sản phẩm một cách đơn giản và tiết kiệm hơn. Cụ thể:
Tiết kiệm chi phí
Nhà cung cấp sẽ không phải tốn tiền quảng cáo, thiết kế sản phẩm hay mua tên miền trên website. Bên cạnh đó, khi mở cửa hàng để bày bán sản phẩm, nhà đầu tư chắc chắn phải mất chi phí thuê nhân viên, kho hàng, quản lý,.. Tuy nhiên, trên marketplace, các chi phí này sẽ giảm thiểu tối đa vì hoạt động quản trị sẽ thông qua danh sách trên sàn giao dịch. Ngoài ra, việc xử lý đơn hàng, đóng gói hay vận chuyển đều được hỗ trợ nhiều hơn.
Xây dựng lòng tin của người tiêu dùng
Người dùng tự tin khi mua hàng trên các sản thương mại kinh doanh dưới mô hình marketplace |
Khi bán các sản phẩm trên các marketplace uy tín như Lazada, Shopee hay Tiki, người tiêu dùng đều cảm thấy an tâm hơn nhờ các chính sách cam kết trước đó. Vậy nên, các sản phẩm của cá nhân hay công ty mà chưa xây dựng được thương hiệu thì nên áp dụng mô hình này.
Hạn chế nhược điểm của mô hình truyền thống
Thương mại điện tử phát triển cộng với sự lớn mạnh của khoa học quốc tế, mô hình bán hàng cũ đã không còn ưu việt. Vậy nên marketplace đã nhanh chóng có được một vị thế vững chắc vì vừa kết nối doanh nghiệp với khách hàng vừa hạn chế những rủi ro xung quanh.
Nhược điểm cần khắc phục
Mặc dù marketplace mang nhiều ưu điểm siêu việt nhưng vẫn còn tồn tại một số nhược điểm cần được thay đổi để nâng cao tiềm năng. Trong đó phải kể đến:
Chi phí hoa hồng
Nộp chi phí marketplace trên các sàn giao dịch |
Tùy theo sản phẩm bạn đang bán là gì, thị trường đó có tiềm năng và phát triển hay không mà người bán phải trả một mức hoa hồng nhất định khi có doanh thu. Điều này có thể ảnh hưởng đến thu nhập của bạn nếu không được tính toán kỹ. Vậy nên, người bán hãy cân đối giữa lợi nhuận và hoa hồng để quyết định xem có nên áp dụng marketplace vào chiến lược kinh doanh của mình hay không.
Cạnh tranh khá khốc liệt
Cùng một loại sản phẩm bán ra, không tránh khỏi bạn sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Khi ấy, khách hàng sẽ xem xét và so sánh các mức giá cả cũng như chất lượng để xem đâu mới là nhà cung cấp tốt. Vậy nên, khách hàng của bạn có thể lọt vào tay người khác chỉ trong vòng vài giây ngắn ngủi.
Dữ liệu không được kiểm soát
Không kiểm soát được dữ liệu bán hàng |
Thông tin về khách hàng của bạn sẽ bị giữ lại trên nền tảng thị trường marketplace. Vậy nên, bạn sẽ không được phép sử dụng dữ liệu này để định hướng trong chiến lược bán hàng tiếp theo. Kể cả khi bạn không còn kinh doanh trên marketplace nữa thì mọi dữ liệu chẳng hạn như lịch sử bán hàng, thống kê bán hàng hay thông tin khách hàng đã mua đều không thể khôi phục được.
Các đơn vị đang sử dụng mô hình này
Một số đơn vị hoạt động trên sàn thương mại điện tử đang áp dụng rất thành công mô hình marketplace đó chính là:
Đơn vị tiên phong Lazada
Lazada tiên phong |
Tiên phong trong áp dụng mô hình thương mại điện tử nổi bật tại Việt Nam marketplace, Lazada đã nhanh chóng xây dựng một web B2C chuyên nghiệp để hỗ trợ khách hàng tối ưu nhất. Mọi thao tác tự đặt hàng, thanh toán đến cam kết bảo mật thông tin đều được Lazada thực hiện tốt.
Ngoài ra, sàn thương mại này còn kết hợp với chiến lược quảng cáo liên tục, thúc đẩy sâu vào tâm lý người tiêu dùng và đưa ra nhiều mã khuyến mãi khủng nên đã và đang chiếm được niềm tin của đa số người tiêu dùng tại thị trường Việt.
Tiki - Chuyển đổi mô hình sang marketplace
Tiki sử dụng mô hình marketplace là gì? |
Tiki đã có thời kỳ nhập hàng hóa về rồi lưu kho và liên tục kiểm tra chất lượng rồi phụ trách từ A-Z việc quản lý lẫn giao hàng và hỗ trợ khách. Mặc dù kiểu hoạt động này cũng đảm bảo chất lượng và thỏa mãn người tiêu dùng nhưng mặt hàng Tiki không thực sự đa dạng lúc bấy giờ.
Từ khi Tiki chuyển sang mô hình marketplace thì sản phẩm ngày càng trở nên đa dạng và phong phú hơn. Họ đã có hơn 10 ngành hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử của mình.
Tuy mô hình marketplace này giúp người tiêu dùng được chọn lựa nhiều hơn các loại sản phẩm nhưng lại phát sinh vấn đề là rất có thể một số sản phẩm chưa đạt yêu cầu cao như bạn mong đợi. Vậy nên, hãy xem kỹ các thông tin và nhận xét của người mua trước đó để tránh mất thời gian đổi trả hàng.
Ngoài ra, để phân biệt hàng hóa được bán bởi Tiki bạn nên để ý tới các nội dung sau:
Tiki Trading: Những hàng hóa có in chữ “Được cung cấp bởi Tiki Trading” tức là nó được bán bởi chính Tiki, người tiêu dùng hoàn toàn an tâm để mua hàng này.
Đơn vị thứ ba: Các sản phẩm không có dòng Tiki Trading tức là chúng được bán bởi một bên thứ 3. Bên này có thể là doanh nghiệp hoặc cá nhân đã đăng ký bán hàng trên Tiki. Mặc dù các sản phẩm này đã được kiểm chứng chất lượng mới được mở bán nhưng đôi khi vẫn phát sinh các vấn đề mà người tiêu dùng chưa hài lòng.
Shopee - Áp dụng thành công marketplace
Shopee đang nổi nhờ áp dụng thành công mô hình marketplace này |
Shopee gần đây được biết đến rộng rãi và được nhiều người trẻ yêu thích vì giao diện dễ sử dụng. Sàn giao dịch thương mại này được thành lập năm 2009 và có trụ sở tại Singapore. Shopee có mặt ở nhiều thị trường ở nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Philippines, Indonesia và Việt Nam.
Ban đầu, mô hình kinh doanh của Shopee tại Việt Nam là C2C Marketplace tức là nó đóng vai trò một mô hình trung gian trong quy trình mua bán hàng hóa giữa các cá nhân với nhau. Tuy nhiên, Shopee hiện đã phát triển thêm hình thức lai khi có sự có mặt của B2C marketplace tức là doanh nghiệp - người dùng. Bạn có thể dễ dàng vào các shopee mall để mua các sản phẩm chất lượng.
Tương tự các trang thương mại điện tử khác, shopee cũng là địa chỉ bán hàng trực tuyến uy tín và luôn có nhiều chương trình khuyến mãi thu hút người tiêu dùng. Mô hình marketplace này thực sự đã giúp shopee đạt được nhiều thành công hơn mong đợi.
Sendo - Phối hợp tốt giữa C2C và B2B
Sendo với nhiều mã giảm giá |
Sendo là trang thương mại điện tử do người Việt tạo nên và đến với người tiêu dùng từ năm 2012. Sàn giao dịch này chính thức được mở rộng và kinh doanh theo mô hình C2C marketplace rồi sau này kết hợp giữa C2C và B2B tương đối giống với Shopee.
Sendo cũng thường xuyên áp các chương trình giảm giá và khuyến mãi hấp dẫn cho người tiêu dùng. Nhờ đó mà mô hình bán hàng online này được nhiều người biết đến hơn. Mặc dù mới xuất hiện và nhiều người còn chưa hiểu marketplace là gì thì những ông lớn này đã chiếm lĩnh gần như là toàn bộ thị trường tiêu dùng điện tử Việt.
Hy vọng những thông tin trên đã phần nào giải đáp thắc mắc marketplace là gì, có những loại hình marketplace nào và tại sao chúng lại mang đến thành công lớn như vậy cho các doanh nghiệp kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử hiện nay. Hiện nay rất nhiều các sàn thương mại đã áp dụng thành công mô hình này, bạn cũng có thể chính là người kế tiếp thực hiện tốt hơn nữa khi sử dụng marketplace để kinh doanh.