Nhu cầu của con người về cuộc sống là vô hạn và phong phú. Việc xác định được nhu cầu, sở thích của con người chuẩn xác là tiền đề giúp chủ doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh tiến gần hơn với chiếc chìa khóa thành công. Một trong những mô hình đánh giá tâm lý, động cơ của con người được áp dụng khá phổ biến trong kinh doanh là tháp nhu cầu maslow . Cùng VSM khám phá những điều thú vị của tháp nhu cầu này qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về tháp nhu cầu maslow |
Tổng quan về thái nhu cầu maslow
Tháp nhu cầu maslow đã trở thành một thuật ngữ, một khái niệm quen thuộc với những ai quan tâm đến marketing.
Nguồn gốc, ý tưởng ra đời của tháp nhu cầu Maslow
Nhà tâm lý học abraham maslow- cha đẻ của tháp nhu cầu maslow |
Tháp nhu cầu này là đứa con tinh thần của nhà tâm lý học Abraham Maslow. Lần đầu tiên tháp nhu cầu maslow xuất hiện trong bài viết "A Theory of Human Motivation" năm 1943. Từ khi ra đời lý thuyết này đã tạo được tiếng vang lớn và ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống, tiêu biểu nhất là quản trị nhân sự, đào tạo hay quản trị marketing
Tháp nhu cầu maslow là mô hình mô tả tâm lý và động cơ của con người theo hình dạng của một kim tự tháp. Mô hình này được lấy ý tưởng từ nhu cầu tâm lý của con người khá đa dạng với nhiều cấp độ khác nhau từ nhu cầu cơ bản (tầng dưới cùng) cho đến nhu cầu cao cấp (tầng trên cùng).
Tháp nhu cầu maslow là gì?
Tháp nhu cầu maslow được hiểu là tháp mô phỏng lý thuyết động lực trong tâm lý. Tháp được chia thành 5 cấp bậc mô tả nhu cầu của con người theo cấp độ tương đương với 5 tầng của kim tự tháp bao gồm:
5 cấp độ nhu cầu của con người |
- Nhu cầu sinh lý (physiological)
- Nhu cầu an toàn (safety)
- Nhu cầu quan hệ xã hội (love/belonging)
- Nhu cầu kính trọng (esteem)
- Nhu cầu thể hiện bản thân (self – actualization)
Việc Abraham Maslow phát minh ra tháp nhu cầu maslow đóng góp vào một bước tiến mới cho sự phát triển chung của kinh tế thế giới, nhất là lĩnh vực kinh doanh, chăm sóc khách hàng.
Phân tích 5 cấp độ nhu cầu trong tháp maslow
Tháp maslow được mô phỏng theo mô hình của kim tự tháp được cấu thành từ 5 tầng, tương đương với đó là 5 nhu cầu của con người từ cấp độ cơ bản nhất cho đến cấp độ cao cấp nhất. Vậy mỗi tầng, mỗi nhu cầu của con người sẽ được biểu hiện ra sao. Cùng VSM khám phá đặc điểm của từng cấp độ nhu cầu của con người trong tháp nhu cầu maslow.
Nhu cầu sinh lý (Physiological Needs)
Nhu cầu sinh lý là cấp độ nhu cầu đầu tiên trong thang đo 5 cấp độ nhu cầu của con người. Đây là cấp độ tổng hợp các nhu cầu cơ bản nhất của con người đảm bảo duy trì sự sống, tồn tại và tạo tiền đề hướng đến những nhu cầu tiếp theo trong tháp nhu cầu maslow. Và nó cũng là nhu cầu bắt buộc phải đáp ứng.
Nhu cầu sinh lý (Physiological Needs) |
Nhu cầu sinh lý bao gồm những nhu cầu cơ bản nhất như: thức ăn, quần áo, nước uống, thở,..Khi những nhu cầu cơ bản này được đáp ứng đầy đủ con người mới có thể hoạt động và phát triển tốt, đồng thời những nhu cầu trên sẽ được hình thành.
Ví dụ khi bạn đang trong trạng thái vừa đói, vừa khát thì bạn chắc chắn rằng cơ thể bạn sẽ mệt mỏi, uể oải và bạn không còn bất kỳ tâm trí nào để làm bất kỳ một việc nào khác, kể cả công việc tay chân lẫn trí óc.
Nhu cầu đảm bảo an toàn (Safety Needs)
Bậc thang thứ hai trong tháp nhu cầu của maslow chính là bậc thang về tháp nhu cầu đảm bảo sự an toàn. Đây là tháp nhu cầu hợp lý bởi nó đảm bảo cho con người có thể tiếp tục duy trì sự sống, nếu không sống an toàn thì họ luôn trong tâm lý lo sợ và sự sống có thể dừng lại bất cứ khi nào.
Nhu cầu đảm bảo an toàn (Safety Needs) |
Những nhu cầu đảm bảo sự an toàn cho con người như an toàn về tính mạng, an toàn sức khỏe, an toàn tài chính,….
Nhu cầu này đã được ông bà ta khẳng định từ cuộc sống xa xưa bằng những câu thành ngữ quen thuộc như “Ăn ngon mặc đẹp”, “Ăn chắc mặc bền”.
Vị nhu khi bạn có nguồn tài chính thấp thì bạn luôn chọn quần áo mặc rẻ, chọn địa chỉ ăn uống bình dân nhằm tiết kiệm chi phí, đảm bảo trang trải cuộc sống và đáp ứng được nhu cầu sinh lý. Còn trái lại khi tài chính bạn đã ổn định hơn, tốt hơn thì bạn quan tâm đến sức khỏe bản thân hơn bằng cách chọn các quán ăn sạch, ngon, đảm bảo chất lượng; quần áo hàng hiệu,..
Nhu cầu các mối quan hệ, tình cảm (Love/Belonging Needs)
Khi hai nhu cầu sinh lý và nhu cầu đảm bảo sự an toàn được đáp ứng thì bạn sẽ có nhu cầu nâng cấp cấp độ của bản thân lên bậc thang nhu cầu các mối quan hệ xã hội, tình cảm.
Nhu cầu các mối quan hệ xã hội |
Nhu cầu này được biểu hiện bằng các mối quan hệ xã hội mà bạn gây dựng lên có thể trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, câu lạc bộ hay là người yêu,…Khi xây dựng được những mối quan hệ này bạn sẽ thấy bản thân mình thoát ra được sự cô độc, lo lắng hướng đến sự năng động, tươi vui và yêu đời thêm. Nhu cầu này chủ yếu hướng về đời sống tinh thần của con người.
Ví dụ khi mới bắt đầu cuộc sống sinh viên thì bạn chỉ quan tâm đến học hành, chỗ trọ, ăn uống,…Tuy nhiên sau nửa kỳ học hay một năm học khi những nhu cầu trên đã được đáp ứng bạn bắt đầu mở rộng các mối quan hệ trong lớp học, tham gia các câu lạc bộ của khoa, của trường, của TP đ. Chính việc mở rộng các mối quan hệ này giúp bạn có được tâm trạng vui vẻ cũng như được sự giúp đỡ mọi mặt trong học tập, cuộc sống và phát triển bản thân mình hơn.
Nhu cầu được kính trọng (Esteem Needs)
Ở nhu cầu được kính trọng trang tháp nhu cầu maslow thì nó đề cập đến nhu cầu con người mong muốn được người khác kính trọng, yêu mến. Những sự nỗ lực của họ, những thành công mà họ có được họ đều mong muốn khác khác nhìn thấy mà công nhận. Nhu cầu này chính là một trong những yếu tố đánh giá sự tin tưởng, tín nhiệm cũng sự mức độ thành công của chính bạn.
Nhu cầu được tôn trọng |
Ở cấp độ nhu cầu này nhà tâm lý học Maslow chia thành 2 loại nhu cầu cơ bản:
- Nhu cầu có được danh tiếng, sự tôn trọng từ người khác: thể hiện ở nhu cầu về danh tiếng, địa vị trong xã hội hay trong môi trường công ty, tập thể, tổ chức
- Nhu cầu về lòng tự trọng của bản thân: thể hiện ở việc coi trọng phẩm giá, đạo đức của bản thân. Nếu thiếu đi lòng tự trọng thì con người rất dễ bị mặc cảm, hay lo lắng,
Ví dụ khi bạn đã mở rộng được các mối quan hệ xã hội trong lớp, trong trường thì bạn đã bắt đầu có được tiếng nói, địa vị trong tổ chức và có được sự kính trọng của người khác. Từ đó bạn lại càng nỗ lực, cố gắng hơn để chứng tỏ năng lực bản thân. Kết quả của sự nỗ lực đó bạn có thể nhận lại được đó là những chức danh, những phần thưởng như Phó, Trưởng câu lạc bộ. Và đây cũng là lúc bạn cần nhu cầu kính trọng.
Nhu cầu thể hiện bản thân (Self – Actualization Needs)
Bậc thang cuối cùng trong tháp nhu cầu maslow chính là nhu cầu thể hiện bản thân. Đây cũng chính là nhu cầu cao nhất của con người cho nên nó nằm ở vị trí đỉnh của tháp. Khi bạn đã thỏa mãn được 4 cấp độ dưới mà VSM đã phân tích ở trên thì bạn bắt đầu muốn thể hiện bản thân nhiều hơn. Và nhà tâm lý học Maslow đã cho rằng nhu cầu này xuất phát từ mong muốn phát triển bản thân mình ở mức độ hoàn thiện hơn.
Nhu cầu thể hiện bản thân |
Con người sinh ra không phải biến mất một cách hoàn toàn mà khi biến mất phải để lại danh tiếng cho đời. Đây có lẽ là biểu hiện rõ nhất của mức độ nhu cầu này. Sự cống hiến của họ cho cuộc sống tốt đẹp, giá trị thì họ phải được đền đáp lại bằng danh tiếng.
Nhu càu này không phải tất cả mọi người đều muốn có được, bởi nó chỉ xuất hiện ở những người thành công. Và hầu hết những người này họ làm việc để thỏa đam mê, tận dụng trí óc, sức lực cho giá trị tốt đẹp của xã hội. Và nếu họ không được đền đáp thì họ sẽ cảm thấy cực kỳ tiếc nuối.
Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong Marketing
Như đã phân tích giới thiệu ở trên tháp nhu cầu maslow được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực marketing. Bởi đây là một lĩnh vực mà các nhà tiếp thị phải hiểu rõ tâm lý khách hàng mới có thể đề ra chiến lược kinh doanh đạt hiệu quả. Đây chính là lý do để lý giải tại sao các tập đoàn, doanh nghiệp kinh doanh thường có một bộ phận riêng nghiên cứu tâm lý khách hàng. Dưới đây là 2 ứng dụng phổ biến nhất của tháp nhu cầu maslow trong marketing.
Ứng dụng của tháp nhu cầu maslow |
Xây dựng Persona
Persona hiểu đơn giản chính là đối tượng khách hàng của công ty, doanh nghiệp bạn là ai. Khi đã xác định được đối tượng khách hàng đó thì bạn sẽ biết được họ đang thuộc nhóm nhu cầu nào trong 5 cấp độ của kim tự tháp nhu cầu để phát triển sản phẩm và dịch vụ.
Ví dụ nếu đối tượng khách hàng của bạn là những người nội trợ thì đây là nhóm khách hàng có nhu cầu sinh lý là phổ biến nhất. Nếu bạn đang kinh doanh các sản phẩm về an ninh gia đình thì khách hàng của bạn là những người có nhu cầu đảm bảo an toàn. Còn ví dụ bạn kinh doanh lĩnh vực xe sang hay trang sức đá quý cao cấp thì khách hàng đang ở nhóm nhu cầu số 4: nhu cầu được kính trọng.
Xây dựng thông điệp
Khi đã xác định được đối tượng khách hàng của doanh nghiệp bạn thuộc nhóm nhu cầu nào trong 5 cấp độ nhu cầu của tháp maslow thì bước tiếp theo cần xây dựng thông điệp kinh doanh. Khi xây dựng thông điệp kinh doanh dựa theo tháp nhu cầu maslow thì thông điệp cần:
- Làm sao để giải đáp được nhu cầu mà khách hàng đang quan tâm
- Thông điệp kinh doanh sẽ quảng cáo, xuất hiện ở những kênh nào
- Làm sao để thỏa mãn nhu cầu sử dụng sản phẩm của họ
Ví dụ với hãng hàng không quốc gia Việt Nam Vietnam Airlines thì sẽ phù hợp với nhóm đối tượng nhu cầu cao cấp từ cấp độ 2 trở lên thì thông điệp về chuyến đi an toàn, chất lượng dịch vụ cao cấp sẽ mang đến hiệu quả kinh doanh cao.
Như vậy bài viết trên đây VSM đã chia sẻ đến cho quý khách hàng những thông tin quan trọng nhất về tháp nhu cầu maslow. Mong rằng với những thông tin hữu ích có trong bài viết sẽ giúp bạn khai thác hiệu quả những lợi ích này phục vụ công việc của bản thân.