![]() |
Sơ đồ chữ T - Cách đọc và nguyên tắc ghi thông tin vào tài khoản T trong kế toán |
Để thuận tiện cho quá trình theo dõi và ghi chép các nghiệp vụ kinh tế vào một tài khoản, sẽ có nhiều dạng sơ đồ được áp dụng. Trong đó đó dạng sơ đồ chữ T được đánh giá khá hiệu quả giúp phản ánh tài khoản đó một cách rõ ràng. Vậy tài khoản T là gì? Và nguyên tắc ghi tài khoản chữ T như thế nào? Chúng tôi xin hướng dẫn các bạn vấn đề này trong bài viết sau!
Tìm hiểu về tài khoản T là gì trong kế toán?
Để thuận tiện cho quá trình theo dõi và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế, chúng ta phải phản ánh tài khoản đó vào tài khoản T. Vậy tài khoản chữ T là gì?
![]() |
Dạng sơ đồ chữ T trong kế toán |
Sơ đồ hạch toán tài khoản T là một trong những cách thể hiện sự biến động của các tài khoản kế toán và mối quan hệ giữa các tài khoản kế toán. Tài khoản có hình chữ T và được chia thành hai bên với phía bên trái là Nợ và phía bên phải là Có. Bên Nợ phản ánh đối tượng tăng, bên Có phản ánh ngược lại.
- Nguyên tắc hạch toán: Bên Nợ trước, Bên Có sau
- Chú ý xem mũi tên đến từ bên trái hay bên phải của một chữ T, đầu mũi tên đến từ bên trái hay bên phải của chữ T khác.
- Chú ý đến nội dung diễn giả của nghiệp vụ
Ví dụ: Sơ đồ hạch toán tài khoản 131 - Phải thu khách hàng
- Mũi tên xuất phát từ bên Phải TK 511, 515 => Có TK 511 hoặc Có TK 515
- Đầu mũi tên bên trái TK 131 => Nợ TK 131
- Nội dung của mệnh đề định khoản này là:
- Qua đó có thể thấy doanh thu từ hoạt động tài chính là: Nợ TK 131 - Có TK 515.
![]() |
Việc áp dụng sơ đồ chữ T trong hạch toán khá phổ biến |
Cách đọc sơ đồ tài khoản kế toán chữ T
Việc đọc được sơ đồ chữ T không khó nếu bạn nắm được kiến thức và các sơ đồ kế toán thông qua biểu đồ chữ T, cụ thể:
Tên tài khoản
Bất cứ một sơ đồ theo dõi nào cũng có tên đối tượng và dạng sơ đồ chữ T cũng vậy. Ví dụ, nếu bạn muốn theo dõi một đối tượng có tên là Nguyên vật liệu, bạn cần mở một tài khoản với tên tài khoản Nguyên vật liệu.
Số dư đầu kỳ
Là giá trị hiện có của đối tượng kế toán đầu kỳ kế toán. Ví dụ, để biết Nguyên vật liệu đầu kỳ trị giá bao nhiêu, ta cần đọc số dư đầu kỳ của tài khoản Nguyên vật liệu.
![]() |
Tài khoản tài sản |
Số phát sinh
Thể hiện sự thay đổi của đối tượng kế toán xảy ra trong kỳ kế toán. Do sự biến động của đối tượng kế toán có hai mặt trái ngược nhau: tăng và giảm. Cuối kỳ hạch toán cộng tổng tăng và tổng giảm. Ví dụ, muốn biết sự biến động của đối tượng Nguyên vật liệu, chúng ta đọc trong số phát sinh.
Số dư cuối kỳ
Giá trị của đối tượng cuối kỳ kế toán . Ví dụ, để biết Nguyên vật liệu cuối kỳ trị giá bao nhiêu, ta đọc số dư cuối kỳ của tài khoản Nguyên vật liệu.
![]() |
Tài sản nguồn vốn |
Nợ, Có
Việc phân chia Nợ và Có bên trái và bên phải chỉ là quy ước để ghi nhưng không có ý nghĩa kinh tế. Nếu tăng ghi bên Nợ thì ghi giảm bên Có và ngược lại, nếu giảm ghi bên Nợ thì ghi tăng bên Có.
Nguyên tắc ghi vào tài khoản T trong kế toán
Các thông tin được nhập vào trong sơ đồ tài khoản chữ T sẽ phản ánh về nguồn vốn, doanh thu, tài sản và xác định kết quả. Và sẽ có 4 loại quan hệ đối ứng tài khoản như sau:
![]() |
Tài khoản chi phí |
Loại 1: Tăng một tài sản - giảm một tài sản khác
Trong nội bộ đơn vị kế toán, đây là mối quan hệ thường xảy ra. Nó phát sinh trong các nghiệp vụ như mua tài sản bằng tiền, thu các khoản phải thu bằng tiền, đầu tư tài chính bằng tiền, dùng tiền để cho vay.
Loại 2: Tăng một nguồn vốn - giảm một nguồn vốn
Mối quan hệ này thường phát sinh trong các loại nghiệp vụ như phát sinh nợ mới để trả nợ cũ, sử dụng lợi nhuận trích lập các quỹ của một đơn vị kế toán.
![]() |
Tài khoản xác định kết quả |
Loại 3: Tăng tài sản, tăng vốn
Thường thì quy mô của nguồn vốn lẫn tài sản sẽ tăng lên cùng một lượng sau khi giao dịch xảy ra. Mối quan hệ này thường phát sinh trong các giao dịch như mua tài sản tín dụng, mua tài sản bằng tiền vay, phát sinh chi phí do vay hoặc nợ.
Loại 4: Giảm tài sản, giảm vốn
Trường hợp này là quy mô của tài sản và vốn giảm cùng một lượng sau khi giao dịch xảy ra.
![]() |
Tài khoản doanh thu |
Một số thông tin về sơ đồ chữ T đã giúp bổ sung thêm vào kiến thức kế toán cho bạn. Áp dụng thành công tài khoản này sẽ giúp công việc theo dõi, xác định đối tượng đảm bảo hiệu quả và chặt chẽ hơn.